Kinh nghiệm áp dụng Chat GPT để học nhanh với sách kiến thức
personMeoicondoi
tháng 2 05, 2024
0
share
Khi đọc một cuốn sách, bạn cần bao nhiêu thời gian? Mấy tiếng đồng hồ, 1 tuần, 1 tháng? Nhờ AI bạn hoàn toàn có thể đọc nhanh cuốn sách, thay vì mất mấy tiếng đồng hồ, bạn chỉ mất có khoảng 20 phút là có thể nắm toàn bộ nội dung của sách.
Điều quan trọng là các câu lệnh bạn cần đặt cho AI để nắm được nội dung cuốn sách là như thế nào cho hiệu quả. Theo Thuỷ, nên gồm các câu lệnh dưới đây:
1. Tóm tắt nội dung chính của cuốn sách.
2. Cho biết nội dung mục lục là gì.
3. Đọc phần mục lục, xem xem bạn hứng thú với chương nào hoặc thấy mình cần học chương nào, thì có thể yêu cầu key points - những điểm kiến thức chính, hoặc tóm tắt nội dung chính của chương hoặc hỏi về ví dụ và câu chuyện sử dụng trong chương đó.
Đến chỗ này, bạn có thể mở sách ra đọc đúng chương mà bạn quan tâm nếu bạn muốn hiểu sâu hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chỉ tập trung vào điều cốt lõi bạn cần.
Như Thuỷ lấy ví dụ là cuốn NGUYÊN LÝ 20 80 để đọc nhanh, đọc phần tóm tắt nội dung các chương, Thuỷ bắt từ khoá là cách thức đặt mục tiêu quan trọng nhất nằm ở chương mở đầu. Thế là Thuỷ hỏi thêm:
CÂU 1: Tôi quan tâm đến phần 1 mở đầu. Hãy nêu những kiến thức cốt lõi của phần này.
CÂU 2: Tôi muốn biết cách thức nhận biết và tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất
Và nó cho ra kết quả như hình.
2 kinh nghiệm quan trọng của Thuỷ khi đọc sách sao cho hiệu quả và áp dụng được vào cuộc sống:
Thứ nhất, đối với sách kiến thức dạng non fiction, tức là sách kiến thức ấy, nội dung nó đúng với nguyên lý 20-80 luôn. Kiến thức chỉ chiếm tầm 20% thôi, phần còn lại đều là câu chuyện dẫn dắt vào, các loại ví dụ để chứng minh cho phần tổng hợp kiến thức đó. Có nhiều cuốn đọc thấy hay và hấp dẫn, nhưng có nhiều cuốn thấy ví dụ chả ăn nhập gì, vì tác giả phương Tây, đưa ra các tình huống thực tế không phù hợp ở Việt Nam. Nên cách đọc với AI giúp bạn nắm nhanh kiến thức, bỏ qua những phần không quan trọng. Hoặc bạn vẫn hoàn toàn hỏi thêm về các ví dụ nêu trong đó.
Thứ hai, dành cả 5 tiếng để đọc hết 1 cuốn sách không bằng dành 20 phút để nắm kiến thức nhanh, rồi đào sâu vào cái mình quan tâm hoặc đem ra thực hành luôn. Thực hành tới đâu, nó không ra tới đó, thì lúc đó có thể quay lại, đào sâu vào phần đó, hoặc thậm chí ngồi đọc cả cuốn sách, thì bạn MỚI THỰC SỰ HIỂU SÂU VẤN ĐỀ.
Một số tools A.I chuyển văn bản thành content
Rytr là công cụ để hỗ trợ viết content tự động. Được phát minh theo công nghệ Al tự động, sáng tạo nội dung nhanh chóng, siêu chính xác, công cụ này đã trở thành một sản phẩm vô cùng ưu tú. Đây là sản phẩm đình đám trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.
Rytr là phầm mềm giúp bạn không bao giờ phải đối mặt với sự ngăn cản của người viết, từ blog đến email đến bản sao quảng cáo. Tự động tạo các bản sao hấp dẫn, nguyên bản và có khả năng chuyển đổi cao bằng giọng điệu và ngôn ngữ phổ biến chỉ trong vài giây. Chỉ cần chọn một trường hợp sử dụng, nhập một số ngữ cảnh và tìm… bản sao của bạn sẽ được tạo ra.
Taskade là một công cụ tuyệt vời mang lại cho bạn nhiều lợi thế, đáng chú ý nhất là nó giải quyết các vấn đề kinh doanh và giúp bạn giảm bớt sự khó khăn trong việc lập kế hoạch và đưa ra các quyết định kinh doanh khác nhau, để các nhóm có thể tập trung vào việc đó. ”Vâng, điều đó giống như một đường thẳng do trợ lý tiếp thị nội bộ tập hợp lại và từ Nền tảng Taskade chỉ là một ứng dụng giúp bạn đặt tất cả các nhiệm vụ, ghi chú và giao tiếp vào một nơi chắc chắn sẽ giúp công việc của bạn nhanh hơn và có kế hoạch hơn.
Các tính năng của Taskade bao gồm:
Từ giờ trở đi, bạn chỉ cần có thể 'tạo biểu đồ nhóm, danh sách kiểm tra và quy trình làm việc.'
Chia sẻ và cộng tác ngay lập tức; Chỉ cần mời những người tham gia đến nơi làm việc.
Trò chuyện và hội nghị truyền hình tích hợp sẵn Bạn không còn phải sử dụng bất kỳ ứng dụng hoặc công cụ bên ngoài nào.
Bạn sẽ có thể tạo các biểu đồ tổ không giới hạn mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Bạn sẽ có thể thực hiện việc chỉnh sửa đơn vị tiền tệ chỉ với một cú nhấp chuột vào nút. Không có bất kỳ sự phức tạp nào.
Gắn thẻ và sắp xếp các dự án dựa trên quy trình công việc.
Giao các dự án hoặc nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm cụ thể.
Quản lý các tác vụ cộng tác.
Sử dụng không gian làm việc để quản lý các dự án riêng lẻ để các nhiệm vụ khớp với các dự án cụ thể.
Tiện ích mở rộng máy tính để bàn, ứng dụng và trình duyệt cho mọi nền tảng.
ChatGPT, viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot do công ty OpenAI của Mỹ phát triển và ra mắt vào tháng 11 năm 2022. ChatGPT được xây dựng dựa trên GPT-3.5 - một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI đồng thời được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát.
ChatGPT được ra mắt dưới dạng nguyên mẫu vào tháng 11 năm 2022 và nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ việc nó có thể hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau. Độ chính xác không đồng đều về dữ kiện thực tế của nó được xác định là mặt hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, ChatGPT đang ngày càng hoàn thiện hơn về khả năng học hỏi từ việc huấn luyện. Sau khi phát hành ChatGPT, OpenAI được định giá 29 tỷ USD.
Được phát triển bởi Microsoft và GitHub, Microsoft Copilot là một tính năng trí tuệ nhân tạo AI hỗ trợ tối ưu hóa quy trình làm việc, giúp tiết kiệm thời gian xử lý các tác vụ tạo văn bản, tóm tắt và soạn thảo email trong Outlook,... Được ứng dụng trên các phần mềm Microsoft 365 (Word, Outlook, Excel và PowerPoint), Windows 11, Edge và Bing.
Tính năng chính của Microsoft Copilot
Với trợ lý ảo Copilot, người dùng sẽ có thể nhận được hỗ trợ AI trong hầu hết các ứng dụng từ Microsoft cùng một số tính năng chính như:
Hỗ trợ sử dụng hàm: Đề xuất các đoạn mã, hàm, hoặc thậm chí là toàn bộ khối mã khi bạn đang viết mã nguồn tăng năng suất làm việc.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau giúp lập trình viên làm việc trên nhiều dự án khác nhau.
Hướng dẫn về mã nguồn: Hỗ trợ tạo ra các chú thích và tài liệu về mã nguồn để giải thích cách mã hoạt động.
Học từ dự án cụ thể: Copilot có khả năng học hỏi từ dự án đang làm và sử dụng kiến thức đã học để cung cấp các đề xuất phù hợp với mục đích sử dụng.
Khả năng sáng tạo nội dung: Copilot có thể tạo bản sao tài liệu và chỉnh sửa câu, cải thiện phong cách viết của bạn và tóm tắt nội dung của toàn bộ tài liệu.
Claude AI được xem là chatbot AI cạnh tranh với ChatGPT. Claude.AI, sản phẩm của Anthropic, là một chatbot AI mang lại giá trị, độ tin cậy và an toàn tuyệt đối. Ứng dụng này được đào tạo trên một bộ dữ liệu cực lớn gồm văn bản và mã nguồn. Claude.AI có khả năng tạo ra nội dung văn bản, dịch thuật, sáng tạo nhiều loại nội dung khác nhau, tóm tắt nội dung và trả lời mọi câu hỏi của bạn.
Writesonic là một trợ lý viết bằng AI có thể giúp bạn tạo nội dung trong vài phút. Nó sẽ nhận bất kỳ đầu vào nào và biến nó thành một bài đăng blog, bài đăng trên mạng xã hội, bài báo hoặc email.
Writesonic giống như Canva để viết, với các công cụ giúp đơn giản hóa quy trình tạo, chỉnh sửa và xuất bản các bài báo, bài đăng trên blog, quảng cáo, trang đích, mô tả sản phẩm thương mại điện tử, bài đăng trên mạng xã hội và nhiều dạng nội dung khác được tối ưu hóa cho SEO.
Jasper AI là một AI viết nội dung có thể viết bản sao cho nhiều định dạng khác nhau. Jasper có thể tạo các bài đăng trên blog, bài báo, bài đăng trên mạng xã hội và hơn thế nữa. Tất cả điều này được thực hiện với một phần nhỏ chi phí và tối ưu hóa SEO.
Jasper.AI sẽ giúp bạn tìm các từ khóa phổ biến nhất cho công ty của bạn và sau đó viết các bài báo được nhắm mục tiêu đến các từ khóa đó. Với cách làm này, bạn có thể chắc chắn rằng mỗi bài viết của bạn sẽ được một lượng lớn người xem hơn! Nó có khả năng tiếp quản một số quyền quyết định của con người liên quan đến những quảng cáo nào nên được hiển thị và tần suất chúng nên được hiển thị.
Vậy thì hãy coi như 5 tiếng bạn dành cho cuốn sách đó, bạn dùng 20 phút nắm kiến thức chính, sau đó phần thời gian còn lại thử thực hành trước, Thuỷ bảo đảm luôn hiệu quả hơn rất nhiều, và đó mới là học CHỦ ĐỘNG, học đi kèm với hành. Chứ cứ ngồi cả 5 tiếng đọc hết cuốn sách, rồi chưa chắc đã hoàn thành nổi cuốn sách đó đâu ấy luôn, hoặc là đọc thấy nó lan man, mất thời gian mà không hiểu gì lắm. Đặc biệt vấn đề này cực kì đúng nếu bạn quan tâm đến kiến thức về marketing và muốn áp dụng vào xây dựng thương hiệu cá nhân. Sách quá nhiều, kiến thức quá nhiều, mà không áp dụng vào thì cũng không gỡ được sự băn khoăn được. Cứ phải có làm mới hiểu được lý thuyết.
Một ví dụ rất cụ thể là cô Long giới thiệu cuốn sách Marketing du kích, thật sự Thuỷ đã mua về đọc, nhưng sao nó không cuốn hút và không hiểu lắm bằng cách diễn giải trong các video của cô Long, thấy nó vừa có lý thuyết, vừa thực tế luôn. Nên lý thuyết mình nắm, xong mình cứ phải lăn vào làm, rồi xem thêm các phần chia sẻ của những người có kinh nghiệm thực chiến thì mới hiểu rõ được lý thuyết.
Chẳng qua ngày xưa chưa có công cụ thì chưa làm được. Giờ có công cụ hỗ trợ rồi, bạn rất nên khai thác, kết hợp vào cho hợp lý, và đặc biệt là phải biết rõ cách khai thác, câu lệnh và loại sách nào.