Kinh nghiệm khi làm online business nước ngoài

Meoicondoi
0


Hành trình 10 năm khởi nghiệp tại Nhật Bản và một số bài học khi làm online business tại nước ngoài.

Dù là kể về kinh doanh của bản thân nhưng mình nghĩ, anh em làm MMO vẫn có thể tham khảo cách mình tư duy và triển khai bán hàng online để áp dụng nhé.

Tại sao có bài chia sẻ này: nhận thử thách từ một số anh em, là hãy chia sẻ hành trình khởi nghiệp của mình, để nhiều người có thể tham khảo. Mình cũng ít khi nói trước đám đông vì ngạị, và cũng không biết những gì mình trải qua khi kinh doanh ở Nhật có hay ho để mọi người tham khảo, vì mình quan niệm, những gì mình làm là điều tất yếu. Tuy nhiên, anh em hãy đọc với tâm thế là giải trí cho vui, cho biết nhé!

BẮT ĐẦU!

Khi bước chân vào thế giới kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online, nếu bạn đang mò mẫm tìm lời giải cho bí quyết thành công, hãy dừng lại một chút và hít một hơi thật sâu. Tôi, đang tạo ra doanh thu triệu $ hàng tháng tại Nhật - sẽ dành thời gian trong bài viết này để chia sẻ những gì mà tôi đã tích lũy qua hơn một thập kỷ kinh doanh tại Nhật Bản, một trong những thị trường khắt khe nhất thế giới.

Hiện tôi đang kinh doanh lĩnh vực y tế tại Nhật, dịch vụ chủ yếu là cung cấp giải pháp cho bệnh nhân ở vùng nông thôn, địa phương Nhật Bản, có thể ở nhà hay bất cứ đâu cũng đều có thể kết nối với bác sĩ ở Tokyo. (Nhân tiện, mình sống ở Tokyo). Dịch vụ đại khái gần giống với Aihealth.vn ở Việt Nam mình.

Trước khi làm y tế, tôi cũng làm về IT software ( công ty vẫn hoạt động, quy mô 150 người), làm bất động sản ( nền tảng mua bán, cho thuê bds cho người nước ngoài lớn nhất tại Nhật), game bóng đá (2021,2022 làm game NFT, cũng gọi vốn từ các quỹ lớn).

Quay lại mảng y tế, tôi cho rằng đây là business mà tôi tự hào nhất vì doanh số mỗi tháng hơn 115 triệu Yên ( tính theo năm thì khoảng gần 10 triệu $, nếu theo tỷ giá hiện tại).

Nhiều anh em hỏi tôi bí quyết làm sao có thể đạt doanh thu như vậy chỉ trong hơn 3 năm. Business y tế này được bắt đầu từ cuối 2019, đại dịch covid. Ah, trong cái khó bị kiềm toả, giới nghiêm, mấy anh em chúng tôi đã bắt đầu business này để giải quyết vấn đề, khi mọi người không thể ra khỏi nhà để làm bất cứ điều gì, kể cả khám bệnh và mua thuốc. Vậy là dịch vụ khám từ xa ra đời…

TẠI SAO LẠI CHỌN Y TẾ

Anh em làm MMO, hay làm kinh doanh đều nắm rõ 3 nhu cầu lớn của con người, đó là

Làm giàu (wealthy)

Sức khoẻ (healthy)

Mối quan hệ (relationship)

Các ngành, ngách nhỏ hơn bên dưới, sẽ giải quyết các nhu cầu nhỏ hơn của con người. ví dụ: nhà hàng ăn uống, ngoài giải quyết nhu cầu ăn uống, nhưng nó cũng giải quyết nhu cầu mối quan hệ của con người, do đó, tuỳ và mqh sẽ có các concept/chủ đề khác nhau. Anh em thân tình, thích nhâm nhi tâm sự sẽ ưa chuộng quán vỉa hè, thoáng, gần gũi. Anh em đi tiếp khách thì lại không mang khách vào mấy quán vỉa vè được, mà phải nhà hàng. Tuỳ khách quan trọng hay không lại cần phải chọn nhà hàng cho hợp lý, không khéo lại mất hợp đồng. Hay 2 người yêu nhau, buổi đầu chưa quen, thường mấy anh sẽ mang đi quán sang sang, sau quen thân, thì quán bình dân hơn, đến lúc cô ấy lấy được ví tiền thì đi đâu nữa, về nhà cô ấy nấu cơm ăn chung…

Trong đại dịch, mình chả nghĩ được gì ngoài sức khoẻ. Sợ chết quá! Có tiền mà không có sức khoẻ cũng về mo. Nên thôi, suy bụng ta ra bụng người, nếu mình khó thì người cũng khó. Do vậy mình triển khai mảng y tế, giải quyết nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của con người. 1 mảng lớn, có thể xây dựng lâu dài nếu hiểu và xây dựng được lòng tin khách hàng Nhật.

Tại sao lại chọn từ xa, khám từ xa thì đơn giản, Covid, không ai ra khỏi nhà được đành phải áp dụng IT vào kinh doanh thôi. 🙂

CÁCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN.

Mình xây dựng online business, mình đều bắt đầu từ việc xây phễu bán hàng.

Khái niệm về phễu bán hàng

Một phễu bán hàng không chỉ là một dãy các bước thực hiện mua bán. Đó chính là sự di chuyển, hướng dẫn tinh tế một khách hàng từ khi họ chưa biết gì về bạn tới khi họ trở thành một fan cuồng nhiệt của thương hiệu bạn. Việc lựa chọn khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng thực sự thông qua phễu bán hàng chính là bí quyết để tối ưu hoá quảng cáo và tối đa hoá lợi nhuận.

Vì sao phễu bán hàng lại có giá trị đến vậy?

Mỗi lần bạn mở một trang web bán hàng, xem một quảng cáo trên Facebook hoặc thậm chí đọc một email quảng cáo, bạn đều đang ở trong một phễu bán hàng. Tưởng tượng phễu là một hình vòm, rộng ở trên và thu hẹp dần về dưới.

🌟 Hiểu đơn giản, phần rộng nhất của phễu là nơi bạn thu hút khách hàng tiềm năng. Càng đi sâu vào phễu, bạn càng tập trung vào những người tiềm năng hơn là trở thành khách hàng thực sự của bạn.

✨ Ví dụ: Khi bạn quảng cáo một sản phẩm mới trên Facebook, hàng nghìn người có thể xem quảng cáo đó (phần trên của phễu). Nhưng chỉ có một số ít nhấp vào quảng cáo và mua sản phẩm (phần dưới của phễu).

Việc đầu tiên cần làm để tạo một phễu bán hàng hiệu quả

Một phễu bán hàng hiệu quả không chỉ là việc thu hút nhiều người xem nhất có thể. Điều quan trọng là làm sao để chuyển đổi số lượng lớn này thành khách hàng thực sự.

🌟 Hiểu rõ audience/khách hàng tiềm năng:Để tạo ra một phễu bán hàng hiệu quả, bạn cần hiểu rõ người mua hàng của mình. Điều này có nghĩa là biết được đâu là nơi họ sống, sở thích của họ, và đặc biệt là những gì khiến họ quyết định mua hàng. Bí quyết: liên tục hỏi bản thân Tại sao? Tạo Sao? và Tại Sao người này lại là khách hàng của mình.

Nhiều bạn sẽ hỏi, vậy phân tích đối thủ, phân tích thị trường cũng quan trọng không kém. Điều này đúng, tuy nhiên, với những business tạo từ 0 như bên mình, chưa có ai làm hay rất ít người làm thị trường Nhật lúc đó thì rất khó để phân tích thị trường và đối thủ. Thực tết mình có thể học hỏi từ những mô hình tương tự ở những quốc gia như Mỹ, Âu Châu, rồi biến tấu lại cho phù hợp.

BẮT TAY XÂY PHỄU:

Do dung lượng bài viết nếu kể quá chi tiết sẽ rất dài, mình sẽ chỉ tóm lại tư duy khi xây phễu. anh em nào có tò mò thêm về thực tế phễu của mình có hình thù như thế nào thì cứ comment “quan tâm" nhé, mình sẽ giải thích thêm. ( ai nghiêm túc đọc tới đây mới có bonus)

Bước 1: Thấu hiểu hành trình của khách hàng để chạm vào trái tim khách hàng.

Bắt kịp sự chú ý của khách hàng không chỉ qua lời nói, mà qua việc mang đến giá trị thực sự. Đó có thể là một bài viết thú vị, video giải trí hay một ưu đãi không thể cưỡng lại.

Bước 2: Dắt tay khách hàng đi qua mỗi bước

Giữ lửa đam mê của họ, cung cấp những thông tin và ưu đãi sát với trái tim và tâm trí của họ. Sau khi khách hàng tương tác với tầng trên và vào phễu, mình phải liên tục tương tác với khách hàng, dẫn dắt, và biến đổi trạng thái của họ từ nghi ngờ qua tin tưởng, từ “nguội lạnh” qua “nóng ấm". Bước chuyển đổi trạng thái cho khách hàng này rất quan trọng, để giúp khách hàng sẵn sàng đón nhận những giải pháp mình đề nghị để giải quyết vấn đề của họ. Ở bước này, mình luôn tâm niệm, content is king. đây chính là chìa khoá để trải nghiệm khách hàng trở nên mượt mà và êm dịu.

Bước 3: Khép lại bằng một kết nối đẹp đẽ

Sau khi chuyển đổi trạng thái khách hàng thành công, khi họ đã quyết định lựa chọn bạn, mua giải pháp (sản phẩm) từ bạn, hãy giữ lời hứa, đồng hành và hỗ trợ họ. Một khách hàng hài lòng sẽ trở thành người sứ giả vĩ đại nhất cho thương hiệu của bạn.

Họ sẽ ở lại với bạn, họ sẽ mua những gì bạn đề nghị tiếp theo.

Bước 4: lặp lại và xây dựng danh sách khách hàng nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, đúc kết kinh nghiệm khi làm kinh doanh tại Nhật cũng thay cho lời cảm ơn các anh em, để anh em có gốc nhìn khi làm thị trường Nhật, và thế giới nói chung.

Nhật Bản - nơi mang một bản sắc văn hóa rất riêng, yêu cầu sự tinh tế, chú ý và sự chính xác đến từng chi tiết.

Bài học từ 10 năm trải nghiệm

Để chinh phục thị trường Nhật Bản, trái tim và tâm hồn của bạn cần phải thấu hiểu, tôn trọng và đồng cảm với văn hóa, con người nơi đây. Khi đã làm được điều đó, thành công sẽ tự tìm đến bạn.

Đã có những lúc tôi đứng trước bức tường không biết làm sao để vượt qua. Nhưng mỗi khó khăn, mỗi thách thức lại giúp tôi hiểu rõ hơn về thị trường này và những bí mật đằng sau nó.

1. Sự Tinh Tế Trong Mỗi Chi Tiết:

Nhật Bản là quốc gia với một nền văn hóa rất độc đáo. Mọi thứ từ cách giao tiếp, cách bày trí sản phẩm đến việc phục vụ khách hàng đều cần phải được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhất. Khách hàng Nhật Bản yêu cầu sự chính xác, độ tin cậy và sự tôn trọng. Đôi khi, chỉ một lỗi nhỏ trong bao bì sản phẩm hoặc một từ ngữ không chính xác có thể làm mất đi sự tin tưởng của họ.

2. Thấu Hiểu Văn Hóa Địa Phương:

Làm ăn với Nhật Bản không chỉ là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là hiểu và tôn trọng văn hóa của họ. Điều này không chỉ giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền vững mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh lâu dài.

3. Tính Kỳ Luật Và Khao Khát Hoàn Thiện:

Trong suốt 10 năm làm việc tại Nhật Bản, tôi đã học được tầm quan trọng của việc duy trì chất lượng cao và không ngừng cải tiến. Người Nhật luôn theo đuổi sự hoàn hảo, và họ đánh giá cao những ai có cùng tư duy này.

Lưu Ý Khi Kinh Doanh Trên Thị Trường Toàn Cầu:

Mỗi quốc gia có một nền văn hóa, phong tục và thói quen mua sắm riêng. Để thành công, bạn cần phải nắm bắt và thích nghi nhanh chóng với những sự khác biệt này.

Nghệ Thuật Giao Tiếp:

Giao tiếp không chỉ là ngôn ngữ mà còn là cách bạn diễn đạt, giọng điệu và thậm chí là cử chỉ. Đôi khi, sự hiểu lầm về văn hóa có thể dẫn đến những khó khăn trong giao dịch. Đặc biệt quan trọng khi anh em MMO deal dự án với các nhãn hàng nước ngoài.

Chất Lượng Làm Nên Thương Hiệu:

Không phụ thuộc vào thị trường nào, chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn là yếu tố quan trọng nhất. Nó giúp xây dựng lòng tin và danh tiếng cho thương hiệu của bạn trên toàn cầu.

Kết luận, bất kể bạn kinh doanh ở thị trường nào, việc thấu hiểu văn hóa và con người nơi đó chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công. Với 10 năm kinh nghiệm, tôi tin rằng chỉ khi trái tim và tâm hồn bạn đồng điệu với khách hàng, bạn mới có thể chinh phục được họ.

Tác giả: Dung Trnn

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)